Xe nâng điện đứng lái hoặc xe nâng điện ngồi lái, loại xe nâng điện nào sẽ phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp ?
Bất cứ một doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ liên quan lĩnh vực xếp dỡ hàng hóa thì xe nâng hàng có vai trò rất quan trọng. Xe nâng hàng đã thay thế được sức người và thực hiện được nhiều công việc mà con người không thể làm được với năng suất và hiệu quả cao hơn rất nhiều lần.
Theo xu hướng, nhu cầu hiện tại cũng như nhằm bảo vệ môi trường hiện nay xe nâng điện được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn các loại xe nâng hàng động cơ dầu diesel, động cơ xăng, động cơ gas.
Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu mua xe nâng điện hoặc thuê xe nâng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh, nhưng có quá nhiều thông tin về các loại xe nâng điện hiện có trên thị trường nên cảm thấy bị phân vân và khó quyết định.
– Nên mua xe nâng điện thương hiệu gì ?
– Nên mua xe nâng điện loại nào và thông số kỹ thuật như thế nào cho phù hợp nhu cầu ?
– Giá xe nâng điện bao nhiêu đối với từng chủng loại ?
– Nên mua xe nâng điện với giá bao nhiêu là hợp lý và hiệu quả ?
– Phải tìm đâu ra nhà cuang cấp có uy tín, có kinh nghiệm lâu năm và chuyên về xe nâng điện để được tư vấn và tìm hiểu kỹ trước khi mua xe nâng điện ?
Để cung cấp cho Quý khách hàng một số thông tin liên quan xe nâng điện, mục đích cũng để trả lời những câu hỏi ở trên, đồng thời giúp khách hàng có đủ cơ sở để lựa chọn mua 01 chiếc xe nâng điện phù hợp.
Xe Nâng VIỆT CƯỜNG đơn vị chuyên mua bán xe nâng điện cùng các dịch vụ liên quan xin được trình bày như sau:
Xe nâng điện được phân làm 02 loại: xe nâng điện đứng lái và xe nâng điện ngồi lái.
– Xe nâng điện đứng lái: người vận hành (tài xế) với tư thế đứng điều khiển xe hoạt động trong suốt quá trình làm việc.
– Xe nâng điện ngồi lái: người vận hành (tài xế) với tư thế ngồi điều khiển xe hoạt động trong suốt quá trình làm việc.
Xe nâng điện ngồi lái có hai loại là ngồi ngang vận hành và ngồi thẳng vận hành.
Xe nâng điện ngồi ngang vận hàng là tài xế luôn luôn với tư thế ngồi ngang điều khiển xe hoạt động trong suốt quá trình làm việc. Xe nâng điện ngồi thẳng vận hành có loại 03 bánh và loại 04 bánh để phù hợp cho từng yêu cầu công việc.
1. Đặc điểm xe nâng điện đứng lái
– Tải trọng phổ biến của xe nâng điện đứng lái từ 1 – 2 tấn, xe nâng điện đứng lái có chiều cao nâng tối đa là 6 mét.
– Về thời gian hoạt động thì xe điện đứng lái có thể làm việc liên tục trong khoảng từ 5 – 8 giờ. Thời gian làm việc của xe nâng điện nhanh hay lâu phụ thuộc vào công suất bình điện có phù hợp với tải trọng nâng và chiều cao nâng của xe hay không.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của xe nâng điện đứng lái bao gồm: tải trọng nâng, chiều cao nâng, công suất bình điện, điều kiện làm việc trong môi trường bình thường hay môi trường lạnh.
Dựa vào tải trọng nâng thực tế của xe nâng điện đứng lái, chiều cao nâng tối đa thực tế, điều kiện làm việc thực tế để lựa chọn bình điện có công suất phù hợp.
Bình điện sử dụng cho xe nâng điện đứng lái có nhiều công suất khác nhau phù hợp với tải trọng nâng và chiều cao nâng như: 48V-201Ah, 48V-280Ah; 48V-320Ah, 48V-370Ah.
– Xe nâng điện đứng lái có thể hoạt động ở môi trường bình thường và môi trường kho lạnh, xe nâng điện đứng lái có thể hoạt động được trong môi trường kho lạnh có nhiệt độ âm đến 25 độ C.
– Ưu điểm của xe nâng điện đứng lái:
+ Với thiết kế nhỏ gọn, bán kính vòng quay nhỏ nên xe nâng điện đứng lái phù hợp làm việc ở những nơi có không gian hẹp, trong nhà kho chứa hàng hóa có lắp kệ chứa hàng. Xe nâng điện đứng lái đặc biệt phù hợp làm việc trong nhà kho có lắp đặt hệ thống kệ chứa hàng theo kiểu Selective và Drive – in.
+ Xe nâng điện đứng lái có chi phí bảo trì thấp so với các dòng xe nâng khác, công việc bảo trì xe cũng khá dễ dàng. Người sử dụng chỉ cần thường xuyên vệ sinh xe nâng điện sạch sẽ, kiểm tra bình điện và châm nước cất đầy bình là đủ. Ngoài ra cũng đừng quên làm trơn bạc đạn khung nâng bằng cách bôi mỡ bò vì đây là nơi dễ bị hao mòn do các thanh cơ khí va chạm vào nhau.
+ Giá thành của xe nâng điện đứng lái thấp hơn nhiều so với xe nâng điện ngồi lái.
– Nhược điểm của xe nâng điện đứng lái:
+ Do tài xế vận hành phải luôn ở tư thế đứng trong suốt quá trình làm việc nên tài xế dễ bị mỏi chân sinh ra mệt mỏi. Càng về cuối ca làm việc hoặc làm việc quá lâu sẽ giảm hiệu suất làm việc thậm chí có thể xảy ra mất an toàn lao động. Vì vậy nếu sử dụng xe nâng điện đứng lái phục vụ cho nhu cầu công việc chủ doanh nghiệp hay quản lý nên sắp xếp thời gian cho tài xế cần có những khoảng thời gian hợp lý trong suốt quá trình làm việc. Hoặc là có thể sắp xếp tài xế khác thay thế, hỗ trợ để đạt được năng suất làm việc cao nhất.
+ Bánh xe nâng điện đứng lái có kích thước nhỏ và bằng chất liệu PU hoặc Cao Su nên đòi hỏi sàn nhà kho phải bằng phẳng. Nếu mặt sàn nhà kho không bằng phẳng, đường đi gồ ghề xe khó di chuyển, bánh xe dễ bị hư hỏng và mất an toàn khi nâng lên cao.
Xe không thể di chuyển được những nơi có độ dốc cao và mặt bằng di chuyển không bằng phẳng.
+ Xe nâng điện đứng lái phù hợp nâng hàng hóa và di chuyển với quãng đường ngắn và trung bình.
2. Đặc điểm của xe nâng điện ngồi lái
– Tải trọng phổ biến của xe nâng điện ngồi lái từ 1 – 5 tấn, xe nâng điện ngồi thẳng lái có chiều cao nâng tối đa là 6 mét., xe nâng điện ngồi ngang lái có chiều cao nâng tối đa là 12 mét.,
– Về thời gian hoạt động thì xe điện ngồi lái có thể làm việc liên tục trong khoảng từ 5 – 8 giờ. Thời gian làm việc của xe nâng điện ngồi lái nhanh hay lâu phụ thuộc vào công suất bình điện có phù hợp với tải trọng nâng và chiều cao nâng của xe hay không.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của xe nâng điện ngồi lái bao gồm: tải trọng nâng, chiều cao nâng, công suất bình điện, điều kiện làm việc trong môi trường bình thường hay môi trường lạnh.
Dựa vào tải trọng nâng thực tế của xe nâng điện ngồi lái, chiều cao nâng tối đa thực tế, điều kiện làm việc thực tế để lựa chọn bình điện có công suất phù hợp.
Bình điện sử dụng cho xe nâng điện ngồi lái có nhiều công suất khác nhau phù hợp với tải trọng nâng và chiều cao nâng như: 48V-330Ah, 48V- 400Ah, 48V- 545Ah; 48V- 560Ah, 48V-620Ah, 48V-700Ah…
– Xe nâng điện ngồi thẳng lái thường hoạt động ở môi trường bình thường, xe nâng điện ngồi ngang lái hoạt động được trong môi trường kho lạnh, xe nâng điện ngồi ngang lái có thể hoạt động được trong môi trường kho lạnh có nhiệt độ âm đến 30 độ C.
– Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh có bán kính vòng quay nhỏ hơn loại 4 bánh nên phù hợp với những nơi làm việc có diện tích nhỏ, hẹp. Với thiết kế nhỏ gọn hơn xe nâng điện 04 bánh nên nó có ưu điểm là hoạt động linh hoạt. Tuy nhiên xe cũng có nhược điểm là không thích hợp làm việc ở những mặt bằng không bằng phẳng, xe rất dễ bị lật ngã và tải trọng của xe nhỏ, chỉ nâng được trọng lượng hàng tối đa là 2 tấn, nếu tải trọng hàng lớn hơn chúng ta cần đến loại xe nâng điện ngồi lái 4 bánh.
– Xe nâng điện ngồi lái 4 bánh có bán kính vòng quay lớn hơn xe nâng điện ngồi lái 3 bánh nên phù hợp làm việc ở những không gian rộng. Với đặc điểm thiết kế riêng, xe nâng điện ngồi lái 4 bánh có độ cân bằng vững vàng hơn so với 2 loại xe nâng điện đứng lái và ngồi lái 3 bánh. Ưu điểm của xe là có thể làm việc ở địa hình gồ ghề, không bằng phẳng và có dốc, đồng thời tải trọng của xe cũng lớn hơn 2 loại xe nâng điện Cường đã giới thiệu ở trên, tải trọng tối đa của xe nâng điện ngồi lái lên đến 5 tấn. Nhược điểm của xe nâng điện ngồi lái 04 bánh là chi phí ban đầu bỏ ra cao hơn so với xe nâng điện đứng lái và ngồi lái 3 bánh.
– Ưu điểm của xe nâng điện ngồi lái:
+ Xe nâng điện ngồi thẳng lái có động cơ mạnh mẽ và di chuyển nhanh, bánh xe với chất liệu bằng cao su và có kích thước lớn nên có thể di chuyển qua đoạn đường dốc vừa phải và ít gồ ghề . Vì vậy nên nó phù hợp để vận chuyển hàng hóa ở những cự trung bình và dài trong kho hoặc nhà máy.
+ Tải trọng nâng cao, tải trọng nâng tối đa của xe nâng điện ngồi lái 5 tấn, tuy nhiên tùy theo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng tải trọng nâng có thể trên 5 tấn.
+ Tài xế vận hành xe với tư thế ngồi lái và điều khiển xe nâng điện trong suốt quá trình làm việc nên được thoải mái, tăng hiệu suất làm việc và an toàn lao động.
+ Xe nâng điện ngồi ngang lái với thiết kế nhỏ gọn, bánh xe nhỏ có chất liệu bằng PU, bán kính vòng quay nhỏ nên phù hợp làm việc ở những nơi có không gian hẹp, trong nhà kho chứa hàng hóa có lắp kệ chứa hàng. Xe nâng điện ngồi ngang lái đặc biệt phù hợp làm việc trong nhà kho có lắp đặt hệ thống kệ chứa hàng theo kiểu Selective, Drive – in, Double deep với chiều cao nâng lên đến 12 mét.
+ Xe nâng điện ngồi lái 03 bánh và 04 bánh ngồi thẳng lái có phiên bản làm việc trong đây điều mà xe nâng điện đứng lái rất khó thực hiện và hầu như không ai dùng xe đứng lái để làm việc trong container cả.
+ Cũng như xe nâng điện đứng lái xe nâng điện ngồi lái có chi phí bảo trì thấp so với các dòng xe nâng khác, công việc bảo trì xe cũng khá dễ dàng. Người sử dụng chỉ cần thường xuyên vệ sinh xe nâng điện sạch sẽ, kiểm tra bình điện và châm nước cất đầy bình là đủ. Ngoài ra phải thường xuyên làm trơn bạc đạn khung nâng và các bộ phận thường xuyên va chạm cơ khí bằng cách bôi mỡ bò vì đây là những nơi dễ bị hao mòn.
– Nhược điểm của xe nâng điện ngồi lái:
+ Xe nâng điện 03 bánh và 04 bánh loại ngồi thẳng lái này có bán kính vòng quay tròn lớn hơn xe nâng điện đứng lái.
Bán kính vòng quay tròn nhỏ nhất của xe nâng điện 03 bánh ngồi thẳng lái khoảng 3.3 mét. Bán kính vòng quay tròn nhỏ nhất của xe nâng điện 04 bánh ngồi thẳng lái khoảng 4.3 mét. Chiều cao nâng của xe nâng điện ngồi lái 03 bánh và 04 bánh tối đa là 6 mét giống như xe nâng điện đứng lái nhưng thấp hơn nhiều so với xe nâng điện ngồi ngang lái.
+ Giá thành của xe nâng điện ngồi lái cao hơn giá thành của xe nâng điện đứng lái, có thể nói rằng giá thành của xe nâng điện ngồi lái cao nhất trong các loại xe nâng hàng.
Sau khi đã tìm hiểu các thông tin liên quan cũng như đặc điểm của từng loại xe nâng điện như trên, Quý khách hàng cùng XE NÂNG VIỆT CƯỜNG sẽ tóm tắt lại những nội dung cần lưu ý để lựa chọn loại xe nâng điện phù hợp như sau:
3. Khi nào nên lựa chọn xe nâng điện đứng lái ? Khi nào nên lựa chọn xe nâng điện ngồi lái
a. Lựa chọn xe nâng điện đứng lái khi:
+ Trọng lượng tối đa của hàng hóa cần nâng từ 1 – 2 tấn.
+ Chiều cao nâng tối đa không quá 6m
+ Quãng đường di chuyển và nâng hạ hàng quá ở cự ly ngắn và trong kho kệ.
+ Mặt bằng làm việc bằng phẳng, không được gồ ghề, đường đi không độ dốc.
+ Mặt bằng làm việc, mặt sàn kho bằng phẳng và có chất lượng tốt.
+ Không gian làm việc hẹp, khoảng cách an toàn tồi thiểu để xe quay quanh không có chướng ngại vật là 2800mm (khi xe nâng khối hàng có quy cách dàixrộngxcao là 1200mmx1200mmx1500mm).
+ Làm việc bên ngoài, bên trong hệ thống kho kệ.
+ Chủ yếu hoạt động trong hệ thống kệ chứa hàng loại Selective, Drive – in.
+ Chú ý lựa chọn loại bình điện, máy sạc bình điện phù hợp với tải trọng nâng tối đa và chiều cao nâng tối đa của xe.
+ Cường độ làm việc không cao.
+ Chi phí đầu tư cho xe nâng điện thấp, nguồn tài chính hạn chế.
b. Lựa chọn xe nâng điện ngồi thẳng lái loại 03 bánh khi:
+ Trọng lượng tối đa của hàng hóa cần nâng từ 1 – 2 tấn.
+ Chiều cao nâng tối đa không quá 6m
+ Quãng đường di chuyển và nâng hạ hàng quá ở cự ly ngắn và trung bình
+ Mặt bằng làm việc bằng phẳng, hoặc không quá gồ ghề, đường đi có độ dốc nhưng độ dốc không quá lớn.
+ Mặt bằng làm việc, mặt sàn kho bằng phẳng và có chất lượng tốt.
+ Không gian làm việc hẹp, khoảng cách an toàn tồi thiểu để xe quay quanh không có chướng ngại vật là 3300mm (khi xe nâng khối hàng có quy cách dàixrộngxcao là 1200mmx1200mmx1500mm).
+ Làm việc bên ngoài, bên trong kho kệ, làm việc bên trong container.
+ Chú ý lựa chọn loại bình điện, máy sạc bình điện phù hợp với tải trọng nâng tối đa và chiều cao nâng tối đa của xe.
+ Cường độ làm việc cao.
+ Chi phí đầu tư cho xe nâng điện trung bình, nguồn tài chính không quá dồi dào.
c. Lựa chọn xe nâng điện ngồi thẳng lái loại 04 bánh khi:
+ Trọng lượng tối đa của hàng hóa cần nâng từ 1 – 5 tấn.
+ Chiều cao nâng tối đa không quá 6m
+ Quãng đường di chuyển và nâng hạ hàng quá ở cự ly trung bình và dài
+ Mặt bằng làm việc bằng phẳng, hoặc không quá gồ ghề, đường đi có độ dốc nhưng độ dốc không quá lớn.
+ Mặt bằng làm việc, mặt sàn kho bằng phẳng và có chất lượng tốt.
+ Không gian làm việc hẹp, khoảng cách an toàn tồi thiểu để xe quay quanh không có chướng ngại vật là 4500mm (khi xe nâng khối hàng có quy cách dàixrộngxcao là 1200mmx1200mmx1500mm).
+ Làm việc bên ngoài, bên trong nhà kho, làm việc bên trong container.
+ Chú ý lựa chọn loại bình điện, máy sạc bình điện phù hợp với tải trọng nâng tối đa và chiều cao nâng tối đa của xe.
+ Cường độ làm việc cao.
+ Chi phí đầu tư cho xe nâng điện cao, nguồn tài chính dồi dào.
d. Lựa chọn xe nâng điện ngồi ngang lái khi:
+ Trọng lượng tối đa của hàng hóa cần nâng từ 1 – 2.5 tấn.
+ Chiều cao nâng tối đa 12 mét hoặc cao hơn.
+ Quãng đường di chuyển và nâng hạ hàng quá ở cự ly trung bình và dài.
+ Mặt bằng làm việc bằng phẳng, hoặc không gồ ghề, đường đi không có độ dốc.
+ Mặt bằng làm việc, mặt sàn kho bằng phẳng và có chất lượng tốt.
+ Không gian làm việc hẹp, khoảng cách an toàn tồi thiểu để xe quay quanh không có chướng ngại vật là 2800mm (khi xe nâng khối hàng có quy cách dàixrộngxcao là 1200mmx1200mmx1500mm).
+ Làm việc bên trong nhà kho, làm việc trong hệ thống kệ.
+ Chủ yếu hoạt động trong hệ thống kệ chứa hàng loại Selective, Drive – in, Double deep.
+ Chú ý lựa chọn loại bình điện, máy sạc bình điện phù hợp với tải trọng nâng tối đa và chiều cao nâng tối đa của xe.
+ Cường độ làm việc cao.
+ Chi phí đầu tư cho xe nâng điện cao, nguồn tài chính dồi dào.
4. Nên lựa chọn thương hiệu xe nâng điện nào ? chọn nhà cung cấp xe nâng điện, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng điện ở đâu ?
Bên cạnh việc lựa chọn 01 chiếc xe nâng điện hàng phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc thì việc lựa chọn 01 thương hiệu xe nâng điện để mua cũng vô cùng quan trọng. Tại sao việc lựa chọn 01 thương hiệu xe nâng điện để mua lại quan trọng như vậy ?
Như chúng ta đều biết xe nâng điện nói riêng tất cả thiết bị máy móc nói chung thậm chí xe ô tô cũng sẽ gặp trục trặc, hư hỏng trong suốt dòng đời sử dụng. Bên cạnh đó có những phụ tùng chúng ta phải thay thế thường xuyên do bị hao mòn trong quá trình sử dụng.
Khi xe nâng điện cần được bảo dưỡng hoặc hư hỏng cần được sửa chữa và thay thế phụ tùng thì nên ai và ở đâu để làm việc này ?
Hiện nay tại thị trường Việt Nam có rất nhiều thương hiệu cung như nhà cung cấp xe nâng điện, theo kinh nghiệm thực tế và theo nhu cầu sử dụng thực tế chúng tôi xin được chia sẽ như sau:
– Nếu mua xe nâng điện đứng lái phải lựa các thương hiệu xe có xuất xứ từ Nhật Bản như: Komatsu, Nissan, Toyota, Sumitomo, Nichiyu, Shinko, TCM. Các xe nâng điện này sản có độ bên cao, tuổi thọ sử dụng lâu, an toàn trong suốt quá trình sử dụng và rất bổ biến tại thị trường Việt Nam. Do các xe nâng điện đứng lái hiệu Toyota, Komatsu, Nissan, Komatsu, Sumitomo, Nichiyu, Shinko, TCM rất phổ biến nên người mua dễ dàng tìm khi có nhu cầu. Bên cạnh đó các xe nâng điện có thương hiệu nêu trên giá thành hợp lý và phụ tùng thay thế đa dạng, dễ tìm với chi phí thấp.
– Nếu mua xe nâng điện ngồi lái phải lựa các thương hiệu xe có xuất xứ từ Nhật Bản như: Komatsu, Nissan, Toyota, Sumitomo, Nichiyu, Shinko, TCM, Yale Các xe nâng điện này sản có độ bên cao, tuổi thọ sử dụng lâu, an toàn trong suốt quá trình sử dụng và rất bổ biến tại thị trường Việt Nam. Do các xe nâng điện ngồi lái của hãng Toyota, Komatsu, Nissan, Komatsu, Sumitomo, Nichiuy, Shinko, TCM rất thông dụng nên người mua dễ dàng tìm mua khi có nhu cầu. Bên cạnh đó các xe nâng điện có thương hiệu như trên giá thành hợp lý so với các dòng xe đến từ Châu Âu, chất lượng cao hơn nhiều so với các dòng xe đến từ Trung Quốc, phụ tùng thay thế đa dạng, dễ tìm kiếm với chi phí thấp.
– Xe nâng điện ngồi ngang lái nên lựa chọn BT, Yale, Still, Jungheinrich, Linde vì những nhà sản xuất này có các dòng xe reach truck với chiều cao nâng tối đa lên đến 12 mét. Tuy nhiên chi phí đầu tư và bảo trì lại rất cao. Số lượng nhà cung cấp hạn chế nên khách hàng mua các dòng xe này hay gặp tình trạnh độc quyền trong vấn đề cung cấp dịch vụ liên quan và các phụ tùng thay thế.
Tóm lại nếu chọn mua xe nâng điện đứng lái và ngồi thẳng lái nên chọn các thương hiệu xe có xuất xứ từ Nhật Bản. Không nên chọn mua các thương hiệu đến từ Mỹ và Châu Âu vì giá thành cao hơn và đặc biệt rất khó tìm phụ tùng thay thế.
Càng không nên chọn mua các xe nâng điện đứng lái có xuất xứ từ Trung Quốc vì chất lượng kém, khó sửa chữa và bảo trì do hầu hết các công nghệ đều sao chép từ các dòng xe của Nhật Bản.
Nếu có nhu cầu mua các loại xe nâng điện hay cần tư vấn hay chia sẽ thêm bất cứ thông tin nào liên quan xe nâng điện Quý Khách Hàng có thể liên hệ với chúng tôi – CÔNG TY TNHH XE NÂNG VIỆT CƯỜNG.
Công ty chúng tôi chuyên mua bán các loại xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái hiệu Komatsu, Nissan, TCM, Shinko. Sumitomo, Toyota,…được nhập khẩu từ Nhật Bản. Song song đó chúng tôi còn cung cấp phụ tùng xe nâng điện, bình điện xe nâng hàng hiệu LIFTTOP, vỏ đặc xe nâng Nexen, Phoenix, Aichi…
Ngoài ra công ty xe nâng Việt Cường cũng nhận bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe nâng điện theo yêu cầu của khách hàng.
Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xe nâng điện, nhiệt tình và tận tâm trong công việc. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ làm Quý Khách hàng hài lòng và tạo cơ hội hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Quý khách hàng có thể đến tham quan kho hàng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY TNHH XE NÂNG VIỆT CƯỜNG
Số 856, Quốc lộ 1A, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Hoặc liên hệ qua số điện thoại hotline 0933 409 881 để được tư vấn nhiệt tình và đầy đủ.