Bảo Trì, Bảo Dưỡng Xe Nâng Nhật Ký Sửa Chữa Xe Nâng

Sửa Chữa Xe Nâng Điện

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư một chiếc xe nâng dùng để nâng/hạ, di chuyển hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

  • Tùy theo ngân sách, tùy theo yêu cầu của công việc doanh nghiệp sẽ cân nhắc lựa chọn mua xe nâng với chất lượng còn mới 100% hoặc xe nâng đã qua sử dụng.
  • Cho dù lựa chọn mua xe nâng hàng mới hay xe nâng hàng đã qua sử dụng thì người mua luôn quan tâm đến các yếu tố: chất lượng của xe nâng, loại xe nâng này có được dùng nhiều hay không, phụ tùng thay thế có dễ dàng tìm khi cần, có dễ dàng sửa chữa hay không, các chế độ hậu mãi sau bán hàng.
  • Hiện nay tại thị trường Việt Nam có nhiều thương hiệu xe nâng đươc sử dụng nhiều như: Toyota, Komatsu, Mitsubishi, Nissan, TCM, Sumitomo, Nichiyu, TCM, Shinko, BT, Raymond, Linde, Still, Crown, Clark,…
  • Những thương hiệu xe nâng được nêu ở trên được sản xuất bởi các tập đoàn lớn có kinh nghiệm, chất lượng cao đến từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…
Sửa xe nâng ClarkSửa chữa xe nâng điệnSửa chữa xe nâng

 Xe nâng hàng nói riêng hay các thiết bị máy móc nói chung cho dù có hiện đại, chất lượng cao đến mấy thì sau một thời gian sử dụng sẽ gặp các vấn đề về kỹ thuật. Các vấn đề kỹ thuật thường phát sinh trong quá trình sử dụng như: vật tư bảo dưỡng và thay thế định kỳ, phụ tùng hao mòn do quá trình sử dụng, hư hỏng xe nâng do sử dụng không đúng cách, các hư hỏng phát sinh không mong muốn.

 Khi xe nâng điện đứng lái (xe nâng điện ngồi lái) không hoạt động được doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại về về mặt hiệu quả kinh tế, nếu xe nâng hàng không thể hoạt động được thời gian càng lâu thì doanh nghiệp càng bị thiệt hại nhiều hơn.

 Chi phí cho việc sửa chữa xe nâng không những phụ thuộc vào đời của xe, loại xe, năm sản xuất hay tình trạng hư hỏng mà còn phụ thuộc vào việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ. Bởi vì các đơn vị cung cấp dịch vụ xe nâng khác nhau sẽ có những mức giá sửa chữa xe nâng hàng khác nhau.

 Chi phí sửa chữa xe nâng có thể vài triệu, vài chục triệu thậm chí có những hư hỏng mà chi phí sửa chữa quá lớn, làm cho việc sửa chữa không hiệu quả bằng việc mua một chiếc xe nâng mới.

 Để sửa chữa và đưa xe nâng hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất doanh nghiệp cần phải đảm bảo 02 yếu tố sau:

  1. Có nhân viên kỹ thuật để thực hiện việc bảo trì, sửa chữa hoặc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ xe nâng thực hiện.
  2. Có sẵn các phụ tùng thay thế trong kho hoặc đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ luôn luôn có phụ tùng thay thế khi cần thiết.

Nhằm hướng dẫn cách tìm ra nguyên nhân hư hỏng, cách theo dõi và xử lý khi xe nâng hàng gặp các sự cố về kỹ thuật. Trong phạm vi chuyên môn,  bằng những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực xe nâng điện Cuongboard xin được phép trình bày như dưới đây.

Sửa xe nâng điệnSửa xe nâng điệnSửa xe nâng điện

Mục Lục

Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng xe nâng điện

  Có nhiều hư hỏng có thể xảy ra khi sử dụng xe nâng điện. Dưới đây là một số hư hỏng phổ biến và cách khắc phục chúng:

  1. Hư hỏng hệ thống cung cấp năng lượng 

    Bình ắc quy sạc không vào điện:

    – Kiểm tra màn hình hiển thị của board điều khiển đang báo lỗi gì, chụp hình gửi cho đơn vị kỹ thuật VCFđể được tư vấn.

    – Kiểm tra nguồn điện AC đầu vào (input AC) 3 pha 200V hoặc 3 pha 380V

    – Kiểm tra nguồn điện DC đầu ra (output DC) 24VDC, 36VDC, 48VDC, 72VDC,80VDC

    Lưu ý khi máy sạc chưa hoạt động điện áp đầu ra không có, lúc này điện áp “48Vdc” từ ắc quy sẽ cấp ngược lại cho máy sạc để nuôi board khiển hoặc mở các cảm biến.

    Thời gian hoạt động ngắn sau 1 lần sạc

    Hệ thống acquy bị chết hộc (cell), đồng hồ hiển thị ắc quy full nhưng khi khởi động xe nâng lại hết điện

    Trong quá trình sạc hoặc sử dụng ắc quy bị bốc khói

    Bình điện nhanh cạn nước

  2. Hư hỏng hệ thống điện điều khiển

    Lỗi hệ thống cảm biến (sensor)

    – Các cảm biến an toàn: Cảm biến (công tắc ghế), cảm biến thắng, sensor áp lực nhớt, cảm biến hệ thống thắng

    – Các cảm biến hệ thống điện: Cảm biến tốc độ, Encoder motor chạy, Encoder motor nâng, Encoder motor trợ lực lái, cảm biến trợ lực lái,

    Lỗi board điều khiển (bo mạch điều khiển)

    – Lỗi board điều khiển chạy hoặc board động lực điều khiển motor chạy

    – Hư hỏng bo điều khiển nâng hạ hoặc bo động lực điều khiển motor nâng hạ

    – Chết board điều khiển trợ lực lái hoặc bo động lực điều khiển motor lái

  3. Hư hỏng động cơ motor DC, động cơ AC

    Động cơ điện DC thường bị lỗi hết than hoặc cháy cổ góp rotor.

    Động cơ điện AC thường hay bị lỗi cảm biến Encoder

  4. Hư hỏng hệ thống nâng hoặc hạ

    – Thường bị lỗi các công tắc (cảm biến) điều khiển ở bộ chia nhớt thuỷ lực

    – Lỗi cảm biến an toàn như: cảm biến độ cao, sensor áp lực nhớt

    – Hư hỏng bơm thuỷ lực hoặc hệ thống ống dầu thuỷ lực

    – Hư hỏng board điều khiển (board inverter)

    – Hư hỏng motor nâng hoặc cảm biến encoder

  5. Hư hỏng hệ thống điều khiển chạy tới hoặc chạy lùi

  Luôn nhớ kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ xe nâng để giảm thiểu rủi ro hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của xe và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

CHUYÊN SỬA CHỮA XE NÂNG ĐIỆN

sửa chữa xe nâng điện Komatsu

Bảo Trì, Sửa Chữa Xe Nâng Điện

BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG XE NÂNG ĐIỆN

bảo trì bảo dưỡng xe nâng điện

Bảo Trì, Vệ Sinh Bình Điện Xe Nâng

THAY THẾ PHỤ TÙNG XE NÂNG ĐIỆN

thay thế phụ tùng xe nâng

Thay Thế Phụ Tùng Xe Nâng Điện ZIN 100%

Sửa Chữa Bình Điện Xe Nâng

Phục hồi bình điện xe nâng

Ắc quy chì có tuổi thọ khá dài nếu sử dụng đúng cách, bảo trì bảo dưỡng đúng qui chuẩn. Tuy nhiên điều này không phải là dễ dàng thực hiện.

Khi có các sai sót kỹ thuật trong chế tạo + vận hành + bảo trì accu thì sự hư hỏng dần dần xuất hiện => accu không thể vận hành đúng tính năng của nó và có yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế. Tiến trình này chậm rãi nhưng thời điểm xuất hiện trở ngại thì đột ngột. Điều đó gây nên các thiệt hại cho người và đơn vị doanh nghiệp sử dụng bình điện.

Sửa chữa phục hồi bình điệnSửa chữa phục hồi bình điệnSửa chữa phục hồi bình điệnSửa chữa phục hồi bình điện
  1. Trở ngại cho công việc đúng lúc cần đến tác dụng của accu : nguồn accu cho chuyển năng (UPS, BTS …) lúc cúp điện không đủ dùng, nguồn accu không đủ khởi động máy (ô tô, tàu thuyền …). Điều này đưa đến thiệt hại kinh tế và kỹ thuật nhiều khi rất lớn.
  2. Chi phí thay mới accu (hay hệ thống accu) không phải rẻ, nhất là accu của các hệ thống đắt tiền. Việc thay thế chúng rất không nhẹ nhàng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng vì trọng lượng accu rất lớn, giá thành cao; do đó thường là một gánh nặng tài chính.
  3. Accu thải loại là một nguồn ô nhiễm rất lớn đối với môi trường sống và an toàn sinh học của con người.

Do đó mà người ta thường xuyên tìm kiếm các giải pháp phục hồi accu để giải quyết một phần vấn nạn nói trên.

Xem tiếp Các qui trình phục hồi – bảo dưỡng ắc quy chì   

Hướng Dẫn Cách Sửa Xe Nâng Điện

  • Sửa Xe Nâng Điện Nissan

Tài Liệu Sửa Chữa Xe Nâng Điện Nissan

Đang cập nhật

  • Sửa Xe Nâng Điện Komatsu

Tài Liệu Sửa Chữa Xe Nâng Điện Komatsu

Đang cập nhật

  • Sửa Xe Nâng Điện Toyota

Tài Liệu Sửa Chữa Xe Nâng Điện Toyota

Đang cập nhật

  • Sửa Xe Nâng Điện Nichiyu

FB15PN-75FB15PN-75FB15PN-75

 

Tài Liệu Sửa Chữa Xe Nâng Điện Nichiyu

Đang cập nhật

  • Sửa Xe Nâng Điện TCM

TCM 7FB15 Error 307TCM 7FB15 Error 307TCM 7FB15 Error 307

Tài Liệu Sửa Chữa Xe Nâng Điện TCM

Đang cập nhật

  • Sửa Xe Nâng Điện Shinko, Sumitomo

Tài Liệu Sửa Chữa Xe Nâng Điện Shinko, Sumitomo

Đang cập nhật

  • Sửa Xe Nâng Điện Clark

Sửa xe nâng ClarkSửa xe nâng ClarkSửa xe nâng Clark

Tài Liệu Sửa Chữa Xe Nâng Điện Clark

Đang cập nhật

Sửa chữa xe nâng điện tại tphcm

Sửa chữa xe nâng tại bình dương

Mã Lỗi Xe Nâng Điện

2030 : Lỗi motor chạy (vệ sinh bình điện, tháo 3 dây pha motor rồi reset lại màn hình)

3001 : Contactor nguồn không đống, nguyên nhân có thể do

3064 : Bình điện chưa được lắp đặt lên xe nâng

72-1 : Lỗi hư hỏng ở phần volang tay lái

C2-2 : Nhiệt độ motor chạy cao, xe nâng điện chạy rất chậm, nên kiểm sửa chữa sớm, cố gắng chạy sẽ dẫn đến cháy mô tơ hoặc chết IGBT chạy

51-1, 51-2, 51-3: Encoder cảm biến tốc độ bánh tải (bánh trước) có vấn đề

F0 : Board trợ lực lái bị lỗi đối với Toyota 5FB ngồi lái

103 : Lỗi do bình điện yếu hoặc do bình điện bị chết 1 vài hộc

105, 106 : Công tắc ghế hoặc công tắc sàn ở bệ đứng xe nâng điện đứng lái

207 : Error quá nhiệt ở motor chạy hoặc sensor bị lỗi

082 : Lỗi bộ phận sạc, thông thường lỗi này sẽ xuất hiện sau một đêm sạc bình điện xong, đa phần lỗi này sẽ lock toàn bộ các chức năng của xe.

TCM 303TCM 307
  • Mã Lỗi Xe Nâng Điện NISSAN

 

  • Mã Lỗi Xe Nâng Điện NICHIYU

 

  • Mã Lỗi Xe Nâng Điện SHINKO, SUMITOMO

 

  • Mã Lỗi Xe Nâng Điện BT

 

  • Mã Lỗi Xe Nâng Điện LINDE

 

  • Mã Lỗi Xe Nâng Điện MITSUBISHI

 

Blog Sửa xe nâng Điện

VCF chuyên xe nâng điện:

– Sửa chữa board điều khiển, board inverter

– Sửa chữa phục hồi bình điện

– Bảo trì bảo dưỡng xe nâng

Sửa xe nâng Tiền Giang
Sửa chữa xe nâng Tiền Giang – Dịch vụ giá rẻ, nhanh chóng

Dịch vụ sửa chữa xe nâng Tiền Giang uy tín, chất lượng bạn đã biết.. [đọc tiếp]

Sửa xe nâng Bình Dương
Đâu là đơn vị sửa xe nâng Bình Dương đạt tiêu chuẩn ?

Đâu là đơn vị vị sửa xe nâng Bình Dương đạt tiêu chuẩn? Ngay bài.. [đọc tiếp]

Sửa chữa xe nâng Việt Cường – Dịch vụ CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ
Sửa chữa xe nâng Việt Cường – Dịch vụ CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ

Xe nâng điện khi sử dụng lâu ngày chắc chắn sẽ phát sinh những hư.. [đọc tiếp]

Sua board xe nang Nissan
Sửa Chữa Xe Nâng Điện Nissan ở Phan Thiết: Điểm Qua Những Địa Chỉ Uy Tín

Xe nâng điện Nissan là một trong những dòng xe nâng phổ biến và được.. [đọc tiếp]

Màn hình TCM lỗi 076
Các Mã Lỗi Thường Gặp của Xe Nâng

Xe nâng điện là một thiết bị quan trọng trong ngành công nghiệp và kho.. [đọc tiếp]

2 Comments

Board inverter BT
Sửa chữa Board inverter (biến tần) xe nâng BT

Xe nâng BT là một trong những dòng xe nâng hàng phổ biến và được.. [đọc tiếp]

10 SỰ CỐ HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở XE NÂNG ĐIỆN VÀ CÁCH XỬ LÝ
10 sự cố hư hỏng thường gặp ở xe nâng điện và cách xử lý

“Sửa chữa xe nâng điện” là cụm từ mà Cường tin chắc là không có.. [đọc tiếp]

sửa board xe nâng điện
Mã lỗi xe nâng TCM

Dưới đây là một số mã lỗi phổ biến trên xe nâng TCM. Tuy nhiên,.. [đọc tiếp]

xe nâng unicarriers
Mã lỗi xe nâng Nissan đời từ 2005 – 2016

Xe nâng Nissan đời từ 2005 – 2016 được trang bị hệ thống tự động.. [đọc tiếp]

sửa xe nâng tại quận 9
Mã lỗi xe nâng Mitsubishi

Thông tin chuẩn đoán mã lỗi E E03: Lỗi giao tiếp VCM E04: Lỗi giao.. [đọc tiếp]

sửa xe nâng điện
Xe nâng không tiến lùi được

Nếu ai đã từng sử dụng xe nâng, nhất là xe nâng điện thì trước.. [đọc tiếp]

SHINKO YEP-1918B

Board xe nâng điện hiệu Shinko 3 tấn, sử dụng bình điện 72V SHINKO YEP-1918B.. [đọc tiếp]

Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Sửa Bình Điện, Máy Sạc Xe Nâng Điện

  • Giá Bình Điện Xe Nâng Điện

  • Giá Bình Điện Xe Nâng Điện Máy Sạc

  • Hướng Dẫn Kiểm Tra AcQuy Xe Nâng

  • Hướng Dẫn Kiểm Tra Máy Sạc Xe Nâng

Hướng Dẫn Sạc Bình Xe Nâng Điện

Các Lỗi Thường Gặp Của Xe Nâng Điện

  • Xe nâng không chạy tới hoặc chạy lùi được.
  • Xe nâng không nâng hoặc không hạ càng được.
  • Xe nâng bị nặng lái.
  • Xe nâng đang chạy tự nhiên mất nguồn toàn bộ.
  • Xe nâng điện sạc không vào hoặc khi ấn nút sạc thì có tiếng kêu to ở biến thế sạc.
  • Sau khi sạc bình điện xong, xe không hoạt động được.
  • Xe nâng điện đang hoạt động bình thường, tắt khóa đi ăn cơm trưa xong, mở khóa lên màn hình báo bình thường nhưng không hoạt động được.
  • Xe chạy ở ngoài môi trường khô thì bình thường, nhưng vào kho lạnh thì không hoạt động được.
  • Xe chạy hoặc nâng hạ rất chậm, tốc độ chạy khoảng 3km/giờ. Ngoài ra dây motor rất nóng.
  • Tay lái nặng một bên, bên còn lại vẫn nhẹ bình thường.
  • Xe hoạt động chập chờn, lúc được lúc không, để lâu lâu mở khóa thì chạy được.
  • Xe chạy bình thường nhưng khi nâng ép tải mạnh thì mất nguồn.

Xe nâng không tiến lùi được

Nếu xe nâng không tiến lùi được, có thể có một số nguyên nhân sau đây:

    1. Lỗi động cơ điện: Động cơ điện có thể bị hư hỏng hoặc không hoạt động đúng cách. Kiểm tra động cơ và các kết nối điện liên quan, thay thế hoặc sửa chữa nếu cần.

    2. Lỗi hệ thống điều khiển: Kiểm tra bộ điều khiển, công tắc, cảm biến và các bộ phận liên quan. Nếu có vấn đề, thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hỏng.

    3. Lỗi bộ truyền động: Hộp số hoặc các bộ phận truyền động khác có thể bị hỏng hoặc mòn. Kiểm tra và thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận liên quan nếu cần.

    4. Bánh xe bị kẹt hoặc hư hỏng: Kiểm tra bánh xe, trục và ổ bi để đảm bảo không có vật cản hoặc hư hỏng gây ảnh hưởng đến chuyển động của xe nâng. Thay thế hoặc sửa chữa nếu cần.

    5. Lỗi phanh: Phanh có thể bị kẹt hoặc không hoạt động đúng cách, khiến xe nâng không thể tiến lùi. Kiểm tra hệ thống phanh, dây phanh và các bộ phận liên quan, thay thế hoặc sửa chữa nếu cần.

    6. Lỗi trong hệ thống thủy lực: Kiểm tra các bộ phận thủy lực như xylanh, van điều khiển, bơm thủy lực và đường ống dẫn. Nếu có vấn đề, thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận liên quan.

    7. Khóa an toàn hoạt động: Một số xe nâng có khóa an toàn ngăn chặn chuyển động khi không an toàn. Kiểm tra và đảm bảo không có khóa an toàn nào được kích hoạt.

    8. Lỗi kết nối điện: Kiểm tra các kết nối điện, cầu chì và mạch điện để đảm bảo không có sự cố điện gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe nâng.

Nếu không thể xác định nguyên nhân hoặc khắc phục vấn đề, hãy liên hệ với nhà cung cấp hoặc chuyên gia bảo trì xe nâng để được hỗ trợ kỹ thuật.

Xe nâng không nâng hạ càng được

Nếu xe nâng không nâng hạ càng được, có thể có một số nguyên nhân sau đây:

    1. Lỗi hệ thống thủy lực: Kiểm tra bơm thủy lực, xylanh thủy lực, van điều khiển và các đường ống dẫn. Nếu có vấn đề, thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận liên quan.

    2. Rò rỉ dầu thủy lực: Kiểm tra các đường ống dẫn, kết nối và các bộ phận thủy lực khác để đảm bảo không có rò rỉ dầu. Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết.

    3. Lượng dầu thủy lực không đủ: Kiểm tra mức dầu thủy lực trong bình chứa và đảm bảo nó đạt mức đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung dầu nếu cần thiết.

    4. Lỗi hệ thống điều khiển: Kiểm tra bộ điều khiển, công tắc, cảm biến và các bộ phận liên quan. Nếu có vấn đề, thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hỏng.

    5. Lỗi động cơ điện: Động cơ điện dùng để điều khiển bơm thủy lực có thể bị hư hỏng hoặc không hoạt động đúng cách. Kiểm tra động cơ và các kết nối điện liên quan, thay thế hoặc sửa chữa nếu cần.

    6. Khóa an toàn hoạt động: Một số xe nâng có khóa an toàn ngăn chặn nâng hạ càng khi không an toàn. Kiểm tra và đảm bảo không có khóa an toàn nào được kích hoạt.

    7. Càng nâng bị kẹt: Kiểm tra càng nâng và các bộ phận liên quan để đảm bảo không có vật cản hoặc bụi bẩn gây ảnh hưởng đến chuyển động của càng nâng. Vệ sinh và bôi trơn nếu cần thiết.

Nếu không thể xác định nguyên nhân hoặc khắc phục vấn đề, hãy liên hệ với nhà cung cấp hoặc chuyên gia bảo trì xe nâng để được hỗ trợ kỹ thuật.

Xe nâng mất trợ lực lái

Nếu xe nâng mất trợ lực lái, việc lái xe có thể trở nên khó khăn và mất an toàn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất trợ lực lái:

    1. Lỗi hệ thống trợ lực lái thủy lực: Kiểm tra bơm trợ lực, xylanh trợ lực, van điều khiển và các đường ống dẫn. Nếu có vấn đề, thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận liên quan.

    2. Rò rỉ dầu thủy lực: Kiểm tra các đường ống dẫn, kết nối và các bộ phận thủy lực khác để đảm bảo không có rò rỉ dầu. Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết.

    3. Lượng dầu thủy lực không đủ: Kiểm tra mức dầu thủy lực trong bình chứa và đảm bảo nó đạt mức đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung dầu nếu cần thiết.

    4. Lỗi động cơ điện trợ lực: Động cơ điện dùng để điều khiển bơm trợ lực có thể bị hư hỏng hoặc không hoạt động đúng cách. Kiểm tra động cơ và các kết nối điện liên quan, thay thế hoặc sửa chữa nếu cần.

    5. Lỗi hệ thống điều khiển: Kiểm tra bộ điều khiển, công tắc, cảm biến và các bộ phận liên quan. Nếu có vấn đề, thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hỏng.

    6. Vấn đề với bánh lái: Kiểm tra bánh lái, trục và ổ bi để đảm bảo không có vật cản hoặc hư hỏng gây ảnh hưởng đến chuyển động của bánh lái. Thay thế hoặc sửa chữa nếu cần.

    7. Mất bôi trơn: Kiểm tra các bộ phận chuyển động của hệ thống lái, bôi trơn nếu cần thiết để giảm ma sát và cải thiện hiệu suất trợ lực lái.

 Bên cạnh đó còn rất nhiều biểu hiện khi xe gặp trục trặc. Xe bạn đang gặp hư hỏng ư ? Hãy liên hệ với chúng tôi ngay, công ty chúng tôi sẽ điều ngay bộ phận kỹ thuật gọi điện trực tiếp để tư vấn cho bạn, thậm chí các kỹ thuật viên với nhiều năm kinh nghiệm có thể sẽ đến chỗ các bạn trực tiếp giải quyết vấn đề mà xe bạn gặp phải.

Hướng Dẫn Vận Hành Xe Nâng Điện

  • Hướng Dẫn Sử Dụng Xe Nâng Điện Đứng Lái

  • Hướng Dẫn Vận Hành Xe Nâng Điện Ngồi Lái

so do xe nang dien
Các bộ phận của xe nâng điện
so do xe nang dien

Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng điện

Cấu Tạo Xe Nâng Điện (Các thành phần quan trọng của xe nâng điện)

Trong một chiếc xe nâng điện có 4 phần quan trọng nhất :

1/ Bộ phận chạy

2/ Bộ phận nâng hạ

3/ Bộ phận lái

4/ Bộ phận cung cấp năng lượng (bình điện)

  • Bộ Phận Chạy Bao Gồm

Hệ thống điều khiển + hệ thống dây điện điều khiển + dây điện động lực

Bộ phận truyền động

Bộ phận chuyển động

Hệ thống an toàn

Hệ thống điều khiển + hệ thống dây điện điều khiển + dây điện động lực

Board điều khiển bao gồm:

Vi điều khiển – vi xử lý

ADC – DAC

Driver

Cảm biến

Bộ phận truyền động

Bộ phận chuyển động

Motor điện DC hoặc AC, motor này được thiết kế để chạy 2 chiều, rotor quay thuận chiều kim đồng hồ và quay ngược chiều kim đồng hồ.

Hệ thống bánh xe và bộ phận dẫn động từ motor đến bánh xe.

Hệ thống an toàn

Ngoài ra còn có các hệ thống an toàn để xe nâng hoạt động trong điều kiện tốt nhất có thể.

  • Bộ Phận Nâng Hạ Bao Gồm

Motor điện (động cơ điện) hoạt động ở nguồn điện DC hoặc nguồn điện AC, motor này có thiết kế tương tự như motor chạy nhưng chỉ cho phép quay thuận chiều kim đồng hồ, nếu quay ngược bơm thủy lực sẽ không bơm được nhớt thủy lực và có thể cháy bơm.

Board mạch điều khiển tốc độ quay của motor và hệ thống van khóa để điều tiết lưu lượng nhớt thủy lực.

Hệ thống bơm nhớt thủy lực: đầu bơm, khung nâng và ty nâng, ống dầu, càng nâng để nâng hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, từ trên cao xuống và từ dưới lên.

  • Bộ Phận Lái Bao Gồm

Đối với dòng xe Châu Á và đặc biệt là là các thương hiệu xe nâng điện của Nhật Bản, thì 90% động cơ trợ lực lái là motor DC, dùng nam châm vĩnh cửu ở phần stator. Ngày nay có một số dòng xe bộ phận trợ lực lái được tích hợp chung với bộ phận nâng hạ cho các xe trợ lực nhớt, động cơ này đa phần sử dụng motor AC.

  • Bộ Phận Cung Cấp Năng Lượng (Acquy)

Bộ phận này bao gồm:

Bình điện có điện áp từ : 24V, 36V, 48V, 72V, 96V, 120V, dung lượng lưu trữ từ 201Ah/5hr trở lên

Máy sạc bình điện: là một biến áp chuyển điện áp từ 380V hoặc 220V xuống 24V – 120V, cùng với bộ chỉnh lưu chuyển dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện một chiều DC, ngoài ra còn có thêm board điều khiển tự động tắt khi bình điện đã nạp đầy.

  • Nguyên Lý Hoạt Động Của Các Thành Phần Trong Xe Nâng Điện

Nguyên lý hoạt động và cấu tạo motor điện (động cơ điện): xem tiếp

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ vi sai: xem tiếp

Nguyên lý hoạt động cơ bản của các loại bơm thủy lực: xem tiếp

Mạch điều khiển – vi xử lý, vi điều khiển: xem tiếp

Video Clip Sửa Chữa Xe Nâng