Bảo Trì, Bảo Dưỡng Xe Nâng

Quy trình bảo trì xe nâng điện

  Tùy theo điều kiện làm việc, chủng loại và thương hiệu xe nâng điện khác nhau, sẽ có những quy trình bảo trì, bảo dưỡng và thời gian bảo trì khác nhau.

  Thời gian bảo trì xe nâng điện thường được dựa trên số giờ hoạt động thực tế của xe và điều kiện thực tế của môi trường làm việc.

  Nếu xe nâng điện làm việc trong các môi trường như nhiều khói bụi, có axit, nước muối, kho lạnh… số lần bảo trì định kỳ định thường gấp đôi số lần bảo trì của xe nâng điện làm việc trong điều kiện môi trường bình thường.

  Quy trình bảo trì định kỳ xe nâng điện được kiểm tra và thực hiện như sau:

    1. Chuẩn bị trước khi thực hiện bảo trì

      –  Di chuyển xe đến địa điểm được bố trí để thực hiện việc bảo trì và sửa chữa xe nâng theo quy định của doanh nghiệp.

      –  Kiểm tra lại các đồ nghề, dụng cụ liên quan đảm bảo có đầy đủ.

      –  Kiểm tra các vật tư tiêu hao như mỡ bò, nhớt thủy lực, nước cất dùng để bổ sung trong lúc thực hiện bảo trì.

    2. Vệ sinh tổng quá xe nâng điện

      –  Sử dụng vòi xịt hơi từ máy nén khí xịt bụi toàn bộ xe.

      –  Sử dụng vải để lau chùi xe sạch sạch sẽ.

    3. Hệ thống phanh (thắng)

      –  Kiểm tra mức dầu thắng

      –  Kiểm tra rò rỉ các cuppen

      –  Kiểm tra rò rỉ các đường ống dẫn dầu

      –  Kiểm tra hoặc điều chỉnh độ hao mòn của bố thắng

      –  Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh (thắng)

    4. Hệ thống thủy lực và nâng hạ

      – Kiểm tra than motor nếu là motor DC.

      – Kiểm tra dầu thủy lực.

      –  Kiểm tra ty, phốt, các ống thủy lực, sự rò rỉ của các đường ống và co nối, van chia dầu thủy lực.

      –  Kiểm tra tình trạng khung nâng, các bạc đạn khung nâng, các dây xích nâng, vô mỡ bò khung nâng và xích nâng.

      –  Kiểm tra sự hao hụt nhớt thủy lực.

      –  Kiểm tra bơm thủy lực.

    5. Hệ thống chuyển động và dẫn hướng

      –  Kiểm tra độ mòn của lốp (bánh xe)

      –  Kiểm tra các bạc đạn bánh xe

      –  Kiểm tra và vô dầu mỡ các ổ bi chuyển động lái

      – Kiểm tra các rô tin

      –  Kiểm tra than motor lái

      –  Vô mỡ bò các bánh nhông, nhông xích

    6. Hệ thống điện và các phụ kiện an toàn

      –  Vệ sinh các board mạch, hệ thống rờ le điều khiển xe

      –  Kiểm tra các dây điện trong xe

      –  Kiểm tra đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, đèn báo hiệu xe làm việc, còi cảnh báo

      –  Kiểm tra kính chiếu hậu

      – Kiểm tra dây seat belt

    7. Bình điện

      –  Vệ sinh sạch sẽ.

      –  Kiểm tra các cọc bình điện, thanh câu giữa các hộc bình điện.

      –  Kiểm tra mức dung dịch của bình điện, nếu thiếu phải châm thêm nước cất.

      – Kiểm tra nồng độ axit.

      –  Kiểm tra dây điện, giắc kết nối bình điện với máy sạc và bình điện với xe nâng điện.

      Binh dien truoc khi bao tri
    8. Máy sạc

      –  Vệ sinh sạch sẽ

      –  Kiểm tra hệ thống dây dẫn điện

      – Kiểm tra các giắc sạc 03 pha

      –  Kiểm tra giắc cắm kết nối máy sạc và bình điện

    9. Tổng hợp, đánh giá và gửi báo cáo

      –  Tổng hợp lại thực trạng hiện tại các hạng mục bảo trì của xe nâng điện

      –  Ghi rõ những hạng mục nào đã hiệu chỉnh ngay trong lúc bảo trì, những hạng mục nào không thể hiệu chỉnh được trong lúc bảo trì và cần phải được tiến hành sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian sớm nhất.

      –  Cần nhấn mạnh những điểm phải tập trung lưu ý trong lần bảo trì kế tiếp

      – Gửi báo cáo và biên bản bảo trì cho các bộ phận có liên quan.

bảo trì bảo dưỡng bình điệnbảo trì bảo dưỡng xe nâng điệnbảo trì bảo dưỡng bình điện

Quy trình bảo trì xe nâng dầu

Bảo trì bảo dưỡng xe nâng động cơ dầuBảo trì bảo dưỡng xe nâng động cơ dầuquy trinh bao tri xe nang dau

Dưới đây là một số biện pháp bảo dưỡng định kỳ:

  1.  Kiểm tra tình trạng acquy và sạc: Đảm bảo pin được sạc đầy và hoạt động tốt. Kiểm tra và làm sạch kết nối pin, kiểm tra hệ thống sạc.
  2.  Thay dầu thủy lực: Thay dầu thủy lực theo định kỳ được khuyến nghị bởi nhà sản xuất để đảm bảo hệ thống thủy lực hoạt động hiệu quả.
  3.  Kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận thủy lực: Kiểm tra các ống dẫn, bộ phận thủy lực và xylanh thủy lực để đảm bảo không có rò rỉ dầu và các bộ phận hoạt động tốt.
  4.  Bảo dưỡng động cơ điện: Kiểm tra và làm sạch động cơ điện, đảm bảo không có bụi bẩn hoặc vật cản gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
  5.  Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống treo và bánh xe: Đảm bảo hệ thống treo hoạt động tốt, các bánh xe không bị hư hỏng và không có vật cản.
  6.  Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh: Đảm bảo hệ thống phanh hoạt động hiệu quả, kiểm tra và thay thế dây phanh, phanh tay và các bộ phận liên quan nếu cần.
  7.  Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra bóng đèn, cầu chì và hệ thống điện liên quan, đảm bảo không có sự cố điện.
  8.  Kiểm tra hệ thống điều khiển: Đảm bảo các cảm biến, công tắc và bộ điều khiển hoạt động tốt, không có lỗi mã hỏng.
  9.  Vệ sinh và kiểm tra các bộ phận khác: Làm sạch và kiểm tra các bộ phận như càng nâng, khung xe, vị trí ngồi lái và các bộ phận khác để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
  10.  Kiểm tra và thay thế các vật tư tiêu hao: Thay thế các vật tư tiêu hao theo định kỳ hoặc khi cần thiết.

Một số vật tư tiêu hao phổ biến bao gồm:

  1.  Bánh xe: Thay thế bánh xe mòn, hư hỏng hoặc không hoạt động đúng cách để đảm bảo xe nâng di chuyển mượt mà và an toàn.
  2.  Dầu thủy lực: Thay dầu thủy lực theo định kỳ hoặc khi nhận thấy hiệu suất thấp của hệ thống thủy lực.
  3.  Cầu chì: Thay thế cầu chì hỏng hoặc cháy để đảm bảo hệ thống điện hoạt động đúng cách.
  4.  Bóng đèn: Thay thế bóng đèn hỏng để đảm bảo đèn chiếu sáng hoạt động tốt, đảm bảo an toàn khi làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng.
  5.  Dây phanh và bộ phận phanh: Kiểm tra và thay thế dây phanh hoặc các bộ phận phanh hỏng để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả.
  6.  Lọc dầu: Thay thế lọc dầu theo định kỳ để đảm bảo dầu thủy lực luôn sạch và bảo vệ hệ thống thủy lực khỏi hư hỏng.
  7.  Bộ phận cao su: Kiểm tra và thay thế các bộ phận cao su bị mòn, hư hỏng hoặc bị rạn nứt, chẳng hạn như gioăng, ống cao su và chắn bùn.
  8.  Vệ sinh hệ thống: Định kỳ vệ sinh hệ thống để loại bỏ bụi bẩn, dầu và các chất gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe nâng.

 Nhớ thực hiện các bước bảo dưỡng định kỳ và thay thế các vật tư tiêu hao khi cần thiết để đảm bảo xe nâng hoạt động hiệu quả, an toàn và kéo dài tuổi thọ của xe.

Checklist Kiểm Tra Xe Nâng Điện